Sẹo là hậu quả không mong muốn sau các tổn thương da như mụn, bỏng, phẫu thuật,… Chúng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến nhiều người cảm thấy tự ti. Hiện nay, với sự phát triển của y học thẩm mỹ, điều trị sẹo đã trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.
Các loại sẹo thường gặp
Sẹo là một khuyết điểm không dễ xử lý, chúng không thể tự mất đi và rất khó để che bằng đồ trang điểm. Do vậy mà sẹo là nỗi ám ảnh đối với mọi người, gây ảnh rất lớn đến tính thẩm mỹ. Có những loại sẹo phổ biến gồm:
- Sẹo lõm (sẹo rỗ): Sẹo lõm là những vết lõm trên da, thường xuất hiện sau khi bị mụn trứng cá, thủy đậu hoặc các tổn thương da khác.
- Sẹo phì đại: Sẹo phì đại tương tự sẹo lồi nhưng có kích thước nhỏ hơn và không lan rộng ra ngoài vùng da bị tổn thương.
- Sẹo co rút: Sẹo co rút làm cho da bị kéo căng, gây hạn chế vận động ở các khớp. Loại sẹo này thường xuất hiện sau bỏng hoặc các vết thương lớn.
- Sẹo lồi: Nổi cao lên so với bề mặt da, lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo. Có màu đỏ hoặc hồng, cứng và thường gây ngứa. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da bị tổn thương sâu hoặc nhiễm trùng.
Cơ chế hình thành sẹo
Sẹo rỗ là tình trạng tổn thương da, bề mặt da xuất hiện những vết sẹo với kích thước và hình dạng không đồng đều. Khi cơ thể phản ứng với các phản ứng viêm tổ chức nguyên bào sợi ở trung bì bị tổn thương, đứt gãy, không sản xuất collagen và elastin, làm mất khả năng tái tạo da, không thể hình thành nên các vết sẹo trên da.
Sẹo lồi hình thành do sự phát triển mức của các tổ chức xơ sau khi tổn thương. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo. Gây cảm giác căng tức, ngứa, khó chịu và có thể đau khi chạm vào.
Nguyên nhân gây ra sẹo
Sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình lành vết thương, tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo và làm cho chúng trở nên rõ rệt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Quá trình lành thương: Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ sản xuất collagen để hàn gắn vết thương. Nếu quá trình sản xuất collagen không cân bằng, có thể dẫn đến hình thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm. Bên cạnh đó, quá trình tái tạo tế bào da mới cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sẹo, nếu quá trình này diễn ra không hoàn hảo, có thể để lại sẹo.
- Nhiễm trùng: Vết thương bị nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn và dễ để lại sẹo.
- Căng da: Khi vùng da bị tổn thương bị kéo căng, khả năng hình thành sẹo sẽ cao hơn. Ngoài ra, các vết thương sâu, rộng hoặc phức tạp có khả năng để lại sẹo cao hơn.
- Các bệnh lý về da như mụn trứng cá, thủy đậu cũng có thể để lại sẹo.
Các dịch vụ điều trị sẹo hiệu quả tại Thu Cúc
Tùy vào từng loại sẹo, mức độ nặng nhẹ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc cung cấp dịch vụ điều trị sẹo để đáp ứng nhu cầu và phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Điều trị sẹo lồi extra
Tiêm trị sẹo lồi là phương pháp tiêm trực tiếp chất Corticosteroid vào mô sẹo nhằm phá hủy các tổ chức xơ của sẹo, làm mềm, xẹp sẹo nhanh chóng. Phương pháp này diễn ra nhanh chóng nhưng chống chỉ định với đối tượng sau:
- Sẹo lồi dưới 6 tháng.
- Sẹo có viêm nhiễm, sưng đau,…
- Sẹo bị loét, chảy máu, chàm hóa, nhiễm khuẩn.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Người đang tuổi dậy thì, dưới 16 – 18 tuổi.
- Người bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, trứng cá nặng.
- Người mắc bệnh lý dạ dày, tá tràng tiến triển.
- Người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy tim,…
- Các bệnh nhiễm khuẩn như lao phổi, nhiễm nấm, suy giảm miễn dịch,…
- Người đang điều trị bằng thuốc Corticoid.
Điều trị sẹo lõm toàn mặt bằng ứng dụng công nghệ tế bào gốc kết hợp máy công nghệ cao
Phương pháp này sử dụng sản phẩm ứng dụng công nghệ tế bào gốc giàu yếu tố tăng trưởng, acid amin, peptide,… giúp phục hồi, săn chắc, tái tạo da nhanh, tăng làm liền tổn thương, hỗ trợ tăng sinh làm đầy các vết sẹo lõm.
Kết hợp với máy công nghệ cao Laser Fractional CO2 có bước sóng 10.600nm sẽ tác động sâu vào trong da, đồng thời giữ lại những mô da nguyên vẹn xung quanh vị trí bắn, kích thích tế bào da phát triển nhanh chóng, kéo dài quá trình tái tạo collagen lấp đầy sẹo lõm.
Chi phí và thời gian điều trị sẹo
- Thời gian điều trị sẹo: Từ 10 – 30 phút.
- Chi phí thực hiện trị sẹo: Từ 4.000.000 VNĐ.
Những lưu ý sau khi điều trị sẹo
Sau khi thực hiện các liệu trình điều trị sẹo, việc chăm sóc da đúng cách là vô cùng quan trọng để đạt được hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là những lưu ý mà mọi người không nên bỏ qua.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Tia UV có thể gây sạm da, làm tăng sắc tố melanin và làm chậm quá trình lành thương. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao hàng ngày.
- Không tự ý bôi các loại kem hoặc mỹ phẩm: Trừ khi được bác sĩ chỉ định, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm nào lên vùng da vừa điều trị.
- Tránh các hoạt động mạnh: Các hoạt động như tập thể dục quá sức, xông hơi, tắm nước nóng có thể làm tăng nhiệt độ da, gây kích ứng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
- Vệ sinh da nhẹ nhàng: Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da. Tránh chà xát mạnh.
- Dưỡng ẩm thường xuyên: Bôi kem dưỡng ẩm để giữ cho da luôn mềm mại và cung cấp độ ẩm cần thiết.
- Tránh các sản phẩm có chứa chất kích ứng: Không sử dụng các sản phẩm có chứa cồn, hương liệu, chất tẩy mạnh…
- Tái khám định kỳ: Thực hiện theo lịch hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi quá trình phục hồi và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.
- Chế độ ăn uống: Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phục hồi da.
- Uống đủ nước: Giúp da luôn ẩm và đào thải độc tố.
- Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi và tái tạo tế bào da.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Phòng ngừa hình thành sẹo như thế nào?
Việc phòng ngừa sẹo hình thành là cách tốt nhất để giữ cho làn da luôn mịn màng và đẹp tự nhiên. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:
- Vệ sinh sạch sẽ: Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Băng bó đúng cách: Sử dụng băng gạc sạch và băng dính y tế để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng.
- Không gãi hoặc cạy: Hành động này có thể làm tổn thương da và khiến vết thương lâu lành hơn.
- Không sử dụng các chất kích ứng: Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa cồn, hydrogen peroxide hoặc i-ốt lên vết thương, vì chúng có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
- Sử dụng kem chống nắng: Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF cao lên vết thương sau khi nó đã lành để ngăn ngừa sẹo thâm.
- Che chắn: Sử dụng quần áo bảo hộ hoặc mũ nón để bảo vệ vết thương khỏi ánh nắng trực tiếp.
- Bổ sung dưỡng chất: Vitamin C, E có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da và ngăn ngừa hình thành sẹo, giúp tăng cường sản sinh collagen, giúp vết thương mau lành. Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ: Gel silicone giúp làm mềm sẹo, giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo lồi. Kem trị sẹo có chứa các thành phần giúp làm mờ sẹo và cải thiện bề mặt da.
- Uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho da.
Những thắc mắc thường gặp khi điều trị sẹo
Việc điều trị sẹo luôn là mối quan tâm của nhiều người. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp liên quan đến vấn đề này.
Sẹo có thể điều trị hết hoàn toàn không?
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể xóa bỏ hoàn toàn sẹo, đặc biệt là các loại sẹo lõm sâu. Tuy nhiên, với các công nghệ hiện đại, có thể cải thiện đáng kể tình trạng sẹo, làm mờ, làm phẳng và giảm thiểu sự khác biệt giữa sẹo và da bình thường.
Phương pháp nào điều trị sẹo hiệu quả nhất?
Phương pháp điều trị sẹo hiệu quả phụ thuộc vào loại sẹo, kích thước, vị trí và tình trạng da của mỗi người. Một số phương pháp phổ biến như laser, lăn kim, tiêm filler, cắt đáy sẹo, sử dụng gel silicone,… Tuy nhiên, bác sĩ sẽ là người đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp.
Có thể tự điều trị sẹo tại nhà không?
Một số loại sẹo nhỏ, mới hình thành có thể được cải thiện bằng các sản phẩm chăm sóc da tại nhà như gel silicone, kem trị sẹo. Tuy nhiên, đối với các loại sẹo lớn, phức tạp thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Trên đây là những thông tin về điều trị sẹo để mọi người tham khảo. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp, vui lòng liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.1920 của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để nghe các chuyên viên tư vấn chi tiết.