Nâng mũi bị lệch vách ngăn là tình trạng mũi không cân đối, lệch sang một bên, không chỉ mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng của mũi, khiến nhiều người lo lắng, bất an. Vậy cách khắc phục như thế nào? Có nguy hiểm gì không? Mời cùng tham khảo chi tiết câu trả lời dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.
Dấu hiệu nhận biết nâng mũi bị lệch vách ngăn
Vách ngăn mũi là một cấu trúc xương và sụn nằm chính giữa khoang mũi, chia mũi thành hai phần bằng nhau. Nó có vai trò quan trọng trong việc phân chia luồng không khí hít vào và thở ra, giúp làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí trước khi đi vào phổi. Trong đó, phần sụn chiếm phần trước của vách ngăn, mềm hơn và dễ bị biến dạng.
Nâng mũi bị lệch vách ngăn là một biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật nâng mũi, gây ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng hô hấp. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến nhận biết tình trạng này:
Về mặt thẩm mỹ
- Mũi bị lệch: Sống mũi không thẳng, đầu mũi lệch về một bên hoặc bị xoay.
- Mũi bị lệch so với trục giữa của khuôn mặt: Mũi không cân đối với các đường nét khác trên khuôn mặt.
- Hai bên cánh mũi không đều nhau: Một bên cánh mũi to hơn, cao hơn hoặc thấp hơn bên còn lại.
- Sẹo lồi hoặc lõm: Vùng da quanh mũi xuất hiện sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Về mặt chức năng
- Khó thở: Cảm giác nghẹt mũi, khó thở, đặc biệt khi nằm nghiêng.
- Chảy mũi: Mũi thường xuyên chảy nước mũi, thậm chí có thể kèm theo máu.
- Đau đầu: Đau đầu thường xuyên, đặc biệt ở vùng trán và thái dương.
- Mất khứu giác: Khả năng ngửi giảm hoặc mất hoàn toàn.
- Tiếng ồn trong mũi: Nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc tiếng ồn trong mũi.
Nguyên nhân khiến nâng mũi bị lệch vách ngăn
Có nhiều nguyên nhân khiến nâng mũi bị lệch vách ngăn, chủ yếu là bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, chất liệu độn không đảm bảo hoặc quá trình chăm sóc sau khi nâng mũi chưa đúng cách. Việc hiểu hơn về lý do có thể gây ra lệch vách ngăn mũi sẽ giúp mọi người phòng tránh và tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất.
Kỹ thuật phẫu thuật
Bác sĩ chưa đủ kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật chuyên môn, không đánh giá chính xác cấu trúc mũi, dẫn đến việc can thiệp không chính xác vào vách ngăn. Bên cạnh đó, những sai sót trong quá trình phẫu thuật như vết cắt quá sâu, di chuyển sụn, xương không đúng vị trí, cố định không chắc chắn cũng sẽ khiến vách ngăn bị lệch. Trong quá trình phẫu thuật, không kiểm soát tốt chảy máu, chảy máu quá nhiều có thể gây sưng nề, ảnh hưởng đến việc định hình lại vách ngăn.
Chất liệu độn
Chất liệu độn không tương thích, không phù hợp với cơ địa, gây ra phản ứng viêm, đẩy lệch vách ngăn. Hoặc chất liệu độn quá cứng hoặc quá mềm cũng làm ảnh hưởng đến sự ổn định của vách ngăn, nếu chất liệu quá cứng sẽ gây áp lực lên vách ngăn, còn chất liệu quá mềm dễ bị xô lệch.
Tình trạng sức khỏe
Nếu vách ngăn mũi đã có sẵn vấn đề, bị lệch trước khi phẫu thuật thì việc nâng mũi có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Với những người có hệ miễn dịch kém dễ bị nhiễm trùng, gây sẹo lồi và ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Cũng cần lưu ý rằng, sức khỏe tổng quát không tốt, mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch,… có thể làm chậm quá trình hồi phục và tăng nguy cơ biến chứng.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Quá trình chăm sóc mũi tại nhà đóng vai trò rất quan trọng, giúp bảo vệ mũi nguyên vẹn, đúng hình dạng mong muốn. Do đó, sau khi phẫu thuật, mọi người cần phải kiêng khem kỹ lưỡng. Nếu không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật của bác sĩ có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, sưng nề, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
Vận động, va chạm mạnh vào mũi là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng vách ngăn bị lệch sau khi nâng. Các hoạt động mạnh có thể làm ảnh hưởng đến vị trí của sụn, xương và gây lệch vách ngăn.
Cách khắc phục tình trạng nâng mũi bị lệch vách ngăn
Muốn phòng tránh tình trạng bị lệch vách ngăn sau khi nâng mũi thì mọi người cần tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn địa điểm thẩm mỹ và bác sĩ thực hiện, ngoài ra cần chăm sóc hậu phẫu một cách cẩn thận. Và khi mũi đã bị lệch vách ngăn thì chỉ có một giải pháp duy nhất đó là tái phẫu để khắc phục.
Lúc này, bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại vách ngăn bằng cách tiến hành phẫu thuật lại để điều chỉnh lại vị trí của vách ngăn, giúp nó trở về vị trí trung tâm. Đồng thời, chỉnh lại dáng mũi để đảm bảo tính thẩm mỹ và cân đối cho khuôn mặt.
Quy trình tái phẫu thuật
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá tình trạng lệch vách ngăn và đưa ra phương án phẫu thuật phù hợp.
- Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để loại trừ trường hợp chống chỉ định cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
- Bước 3: Gây mê để quá trình phẫu thuật diễn ra nhẹ nhàng, không đau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp gây mê thích hợp nhất.
- Bước 4: Tiến hành phẫu thuật, chỉnh sửa lại vách ngăn và đóng vết mổ.
- Bước 5: Kết thúc quá trình và đưa sang phòng hậu phẫu nghỉ ngơi, dặn dò hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Mẹo chăm sóc sau phẫu thuật nâng mũi
Khắc phục mũi bị lệch vách ngăn cũng phải phẫu thuật để căn chỉnh lại, nên quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng tương tự như nâng mũi thông thường. Theo đó, mọi người cần lưu ý những điều sau đây:
- Uống nhiều nước, hoa quả bổ sung vitamin.
- Luôn giữ vết thương khô ráo, sạch sẽ. Sát khuẩn bằng Povidine 2 lần/ ngày và vệ sinh bằng nước muối sinh lý 3 – 4 lần/ ngày.
- Chườm mát tích cực trong 2 ngày đầu, chườm ấm từ ngày thứ 3 trở đi.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn.
- Kiêng đồ nếp, thịt gà, hải sản, thịt bò, trứng, chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… trong 1 tháng.
- Không vận động mạnh ảnh hưởng đến mũi.
- Kiêng rau muống, thực phẩm chức năng hoặc thuốc chứa thành phần collagen trong 3 tháng để tránh hình thành sẹo.
- Tránh dùng mỹ phẩm bôi trực tiếp lên vết thương.
Trên đây là bài viết chia sẻ về những điều cần biết khi nâng mũi bị lệch vách ngăn để mọi người tham khảo. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ nâng mũi, vui lòng liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.1920 của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để nghe chuyên viên tư vấn chi tiết.