Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ mũi phổ biến nhất, giúp khắc phục toàn bộ khuyết điểm của mũi, mang lại vẻ đẹp như mong muốn. Vậy nâng mũi cấu trúc cần lưu ý điều gì? Để hiểu thêm về hình thức làm đẹp này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.
Nâng mũi cấu trúc là gì?
Hiện nay có nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng người như nâng mũi cấu trúc, nâng mũi bán cấu trúc, nâng mũi bọc sụn. Trong đó, nâng mũi cấu trúc là kỹ thuật thẩm mỹ mà bác sĩ sẽ sửa lại toàn bộ chiếc mũi, từ việc nâng cao sống mũi, thu nhỏ đầu mũi, dựng trụ mũi, vách ngăn, bọc bảo vệ đầu mũi. Sau đó, có thể điều chỉnh dáng mũi như mong muốn, dáng S-Line, L-Line,…
Chất liệu sử dụng trong nâng mũi cấu trúc là kết hợp giữ sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn) với sụn sinh học (sụn được làm từ 100% chất liệu nhựa ePTFE) và sụn nhân tạo (được làm từ các loại vật liệu tổng hợp như: Gore – Tex, Silicon hay Medpor).
Nâng mũi cấu trúc toàn diện được xem là phương pháp tối ưu nhất giúp mọi người cải thiện được hầu hết các nhược điểm của mũi như mũi ngắn, thấp, đầu mũi to, bè, trụ mũi yếu, xương mũi lệch vẹo hoặc mũi hỏng do đã từng can thiệp trước đó.
Đối tượng phù hợp với nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện dáng mũi, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp. Dưới đây là những đối tượng thường được chỉ định thực hiện nâng mũi cấu trúc:
- Người trên 18 tuổi.
- Người có mũi nhiều khuyết điểm như thấp, da mũi dày, cánh mũi to bè, xương mũi gồ, mũi ngắn, hếch, mũi dài khoằm,…
- Người có mũi cong vẹo bẩm sinh hoặc do tai nạn.
- Mũi đã nâng nhưng chưa hài lòng hoặc có tình trạng viêm, co rút, muốn thay dáng mũi mới.
- Người muốn thay đổi hoàn toàn dáng mũi để phù hợp với gương mặt hoặc do sở thích cá nhân.
- Người có sức khỏe tốt, không thuộc đối tượng chống chỉ định nâng mũi (mắc bệnh mãn tính, rối loạn đông máu,…).
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, như mọi phương pháp phẫu thuật khác, nâng mũi cấu trúc cũng có những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc
- Can thiệp toàn diện, mang đến một chiếc mũi cao thanh thoát, cân đối, hài hòa đúng với mong muốn.
- Nâng mũi cấu trúc cho kết quả lâu dài và an toàn, các bác sĩ thường sử dụng sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn) để tạo hình lại cấu trúc mũi. Sụn tự thân có khả năng tương thích cao với cơ thể, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và tạo cảm giác mềm mại, tự nhiên cho mũi.
- Khắc phục được hầu hết các khuyết điểm của mũi như mũi thấp, tẹt, lệch, đầu mũi to, cánh mũi rộng, lỗ mũi quá lớn, mũi biến chứng do từng phẫu thuật hỏng,…
- Nhờ việc sử dụng sụn tự thân và kỹ thuật phẫu thuật chính xác, kết quả của nâng mũi cấu trúc thường rất bền vững, dáng mũi đẹp tự nhiên và ít bị biến dạng theo thời gian.
Nhược điểm của nâng mũi cấu trúc
- Chi phí cao: So với các phương pháp nâng mũi khác, nâng mũi cấu trúc có chi phí cao hơn do phức tạp hơn về kỹ thuật và sử dụng nhiều loại vật liệu.
- Thời gian hồi phục lâu hơn: Quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc thường kéo dài hơn so với các phương pháp khác, có thể mất từ 1 – 2 tuần để giảm sưng và vài tháng để dáng mũi ổn định hoàn toàn.
- Cần tìm đến bác sĩ có tay nghề cao: Nâng mũi cấu trúc đòi hỏi kỹ thuật cao và kinh nghiệm, vì vậy cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo kết quả tốt nhất.
- Dù ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, sẹo lồi vẫn có thể xảy ra.
Nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không?
Nâng mũi cấu trúc có thể kéo dài vĩnh viễn nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sử dụng sụn tự thân, cơ địa khỏe và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, khi tuổi tác gia tăng, kết quả thẩm mỹ mũi sẽ có ảnh hưởng nhất định, không được như ban đầu, do quá trình lão hóa và những tác động khác.
Như vậy, nâng mũi cấu trúc là một phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Và để đảm bảo kết quả tốt nhất, cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm và tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật.
Nâng mũi cấu trúc toàn diện giá bao nhiêu?
Nâng mũi cấu trúc là phương pháp thẩm mỹ mũi toàn diện nên chi phí sẽ cao hơn các hình thức làm mũi khác. Mức chi phí ở các cơ sở sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, thương hiệu, quy mô, chất liệu sụn,… Thông thường, chi phí nâng mũi cấu trúc trên thị trường đang dao động từ 20 – 80 triệu đồng hoặc hơn.
Nâng mũi bằng sụn tự thân, đặc biệt là dùng sụn sườn để nâng sống mũi, sẽ có mức giá cao nhất. Vì bác sĩ sẽ phải thực hiện thêm bước phẫu thuật tách lấy sụn.
Mức độ cải thiện sau thực hiện nâng mũi cấu trúc toàn diện
Như đã nói, nâng mũi cấu trúc sẽ khắc phục những vấn đề của mũi, do đó mức độ cải thiện sau khi thực hiện phương pháp này sẽ thay đổi hoàn toàn chiếc mũi ban đầu. Kết quả thu được có thể mong đợi như sau:
- Dáng mũi cao thẳng: Sống mũi được nâng cao, tạo dáng thẳng, hài hòa với khuôn mặt.
- Đầu mũi thon gọn: Đầu mũi được thu nhỏ, tạo hình đẹp tự nhiên.
- Cánh mũi cân đối: Cánh mũi được thu gọn, tạo dáng mũi thon gọn hơn.
- Lỗ mũi cân đối: Lỗ mũi được điều chỉnh cân đối, tạo cảm giác hài hòa.
- Góc nghiêng tự nhiên: Góc nghiêng giữa mũi và trán, mũi và môi được điều chỉnh hài hòa.
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin về nâng mũi cấu trúc để mọi người tham khảo. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ thẩm mỹ mũi, vui lòng liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.1920 của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để nghe các chuyên viên tư vấn chi tiết.