Nâng sống mũi sẽ giúp chiếc mũi trở nên thanh thoát, gương mặt thêm thu hút và đẹp hài hòa hơn. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về các phương pháp nâng sống mũi và tìm cho mình một lựa chọn phù hợp? Hãy cùng tham khảo chia sẻ dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.
Các phương pháp nâng sống mũi phổ biến hiện nay
Nâng sống mũi là phương pháp thẩm mỹ làm thay đổi chiều cao và hình dáng của sống mũi bằng cách phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Cụ thể có những cách nâng sống mũi như sau.
Nâng sống mũi bằng phương pháp phẫu thuật
Bằng kỹ thuật mổ kín hoặc mổ hở, bác sĩ đưa chất liệu sụn vào bên trong mũi để nâng cao sống mũi, điều chỉnh cho cân đối rồi đóng vết mổ lại. Sụn dùng cho phẫu thuật là sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn, sụn vách ngăn, sụn cân cơ thái dương) hoặc sụn nhân tạo (Silicon, Surgiform, Softxil, Nanoform,…), tùy vào nhu cầu và tình trạng mũi của khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra lựa chọn phù hợp. Có 3 loại phẫu thuật nâng mũi chính bao gồm:
Nâng sống mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc không chỉ nâng cao sống mũi mà còn tạo dựng lại hoàn toàn từ dựng trụ mũi, thu nhỏ cánh mũi, dựng vách ngăn.
Ưu điểm:
- Giúp nâng mũi cao theo nhu cầu, từ mũi thấp lên mũi cao, nhiều dáng mũi mong muốn.
- Cải thiện được toàn bộ khuyết điểm của mũi, như gồ mũi to, mũi thấp, đầu mũi to,…
- Tuổi thọ nâng mũi cao, có thể kéo dài đến 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn (sụn tự thân).
- Áp dụng cho nhiều đối tượng.
Nhược điểm:
- Chi phí nâng mũi cao hơn.
- Mất nhiều thời gian phẫu thuật hơn, đặc biệt là với những ca phẫu thuật lấy sụn tự thân.
- Vẫn có thể xảy ra biến chứng, sụn bị đào thải ra ngoài nếu sử dụng sụn nhân tạo.
- Bác sĩ chuyên môn kỹ thuật không tốt sẽ gây ra nhiều rủi ro như nhiễm trùng, mũi bị lệch, bóng đỏ, lòi sụn,…
Nâng sống mũi bán cấu trúc
Khác với nâng mũi cấu trúc, phương pháp này chủ yếu chỉ nâng cao sống mũi và xử lý đầu mũi, giúp chiếc mũi tự nhiên, hài hòa dựa trên cấu trúc mũi có sẵn của mọi người.
Ưu điểm:
- Cải thiện được sống mũi cao lên mà không cần can thiệp nhiều.
- Mang lại vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa với gương mặt.
- Kéo dài tuổi thọ cho mũi và hạn chế được nhiều nguy cơ biến chứng.
- Hạn chế để lại sẹo.
- Quá trình phục hồi nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn nâng cấu trúc.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với người có nền mũi ổn định, không có nhiều khuyết điểm.
- Không nâng được cao, chỉ nâng ở mức vừa phải dựa trên cấu trúc mũi có sẵn.
- Không cải thiện được tình trạng mũi hếch nặng, mũi quá ngắn.
- Sống mũi có thể bị di lệch sau một khoảng thời gian nâng mũi.
Cấy mỡ mũi (ghép mỡ, trung bì mỡ)
Nâng mũi bằng mỡ trung bì hay được gọi là cấy mỡ nâng mũi, phương pháp này sử dụng lớp mỡ ở phần trung bì để thay thế cho sụn nhân tạo hay sụn sườn, giúp nâng cao phần sống mũi một cách tự nhiên. Lớp mỡ này thường được lấy ở vùng đùi trong hoặc nếp lằn bẹn, lằn mông, bởi những vị trí này sẽ nằm gần các nếp gấp tự nhiên trên cơ thể nên không lộ sẹo.
Ưu điểm:
- Sử dụng lớp mỡ của chính cơ thể nên tạo ra sống mũi cao rất tự nhiên, mũi không bị bóng đỏ hay cứng nhắc như các vật liệu nhân tạo.
- Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, khả năng tương thích cao, giúp quá trình hồi phục mũi nhanh hơn.
- Tạo mô đệm giúp mũi hạn chế co rút, tạo dáng mũi tự nhiên.
- Rất an toàn, không có hiện tượng đào thải, kích ứng chất liệu độn như những loại sụn khác.
- Là phương pháp hiệu quả giúp điều trị biến chứng, nhiễm trùng sau nâng mũi hỏng.
Nhược điểm:
- Không cải thiện được nhiều khuyết điểm của mũi, chỉ giúp nâng cao mũi ở một mức vừa phải, không điều chỉnh được theo ý muốn.
- Mũi có thể bị xẹp hoặc mất dáng nhẹ do một phần mỡ cấy vào có thể bị tiêu đi sau khi ghép, khó ước lượng độ cao của mũi sau phẫu thuật.
- Sống mũi ghép mỡ rất tự nhiên nhưng không có sự sắc nét.
- Với những chiếc mũi quá thấp, quá tẹt sẽ cần phải kết hợp với chất liệu sụn khác để cải thiện.
- Bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm, nếu không có thể dẫn đến tình trạng mũi bị lệch, lồi lõm không đều.
- Chi phí thường cao hơn so với các phương pháp nâng mũi bằng vật liệu nhân tạo.
- Kén đối tượng nâng mũi, chỉ phù hợp với người có da mũi quá mỏng, nhạy cảm với chất liệu nhân tạo thì nên lựa chọn phương pháp nâng mũi này, vì trung bì mỡ sẽ giảm tình trạng co rút, bóng đỏ, lộ chất liệu dưới da vùng mũi.
Nâng sống mũi không phẫu thuật
Nâng sống mũi không phẫu thuật là thủ thuật giúp mũi cao lên bằng phương pháp tiêm filler, cấy chỉ. Ưu điểm lớn quy trình nhanh chóng, không cần động chạm dao kéo.
Nâng sống mũi với filler
Filler là chất làm đầy chứa thành phần chủ yếu là Hyaluronic Acid (HA) – chất này được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể người, có chứng nhận mức độ an toàn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA. Tiêm filler mũi giúp nâng cao sống mũi, định hình mũi thẳng nét hơn mà không cần phẫu thuật.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 30 phút.
- Quy trình tiêm đơn giản, không cần can thiệp dao kéo.
- Có thể thấy hiệu quả tức thì.
- Chi phí rẻ hơn các phương pháp phẫu thuật.
Nhược điểm:
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng vì ở mũi có nhiều dây thần kinh, nếu tiêm sai kỹ thuật sẽ gây hậu quả như tràn filler, hoại tử, mất thị lực vĩnh viễn,…
- Hiệu quả ngắn, chỉ kéo dài từ 6 – 12 tháng, nếu muốn duy trì thì cần tiêm dặm lại.
- Chỉ cải thiện được khuyết điểm nhỏ.
Nâng sống mũi bằng phương pháp cấy chỉ
Không cần động chạm dao kéo, mũi sẽ được nâng cao nhờ kỹ thuật cấy chỉ. Bác sĩ sẽ đưa sợi chỉ sinh học vào sâu dưới da, cố định chỉ vào cơ và mô bên trong mũi. Tạo dáng mũi thẳng đẹp, tự nhiên.
Ưu điểm:
- Nâng cao mũi mà không cần phẫu thuật, hiệu quả cao hơn tiêm filler.
- Là biện pháp làm đẹp an toàn được Bộ Y Tế cho phép thực hiện.
- Quy trình đơn giản, tiết kiệm thời gian thực hiện cũng như quá trình chăm sóc hậu phẫu thuật.
Nhược điểm:
- Kết quả duy trì trong khoảng từ 1 – 2 năm, sau đó chỉ sẽ tự tiêu và mũi quay trở về trạng thái ban đầu.
- Chỉ phù hợp với người có mũi ít khuyết điểm, sống mũi thấp.
- Không cải thiện được những khuyết điểm ở mũi như cánh mũi to, mũi gồ ghề, mũi lệch nhiều, mũi hếch,…
- Có thể gặp biến chứng nhiễm trùng, dị ứng với chỉ, lệch mũi,…
Nâng mũi loại nào tốt?
Mỗi phương pháp đều sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Để sở hữu chiếc mũi hài hòa, bền vững và khiến bản thân tâm đắc nhất thì mọi người cần hiểu được mình phù hợp với phương pháp nâng sống mũi nào. Nhìn chung, nâng mũi bằng phương pháp phẫu thuật sẽ cho hiệu quả tối ưu hơn, bền vững và đẹp hơn.
- Người có nhiều khuyết điểm ở mũi và muốn cải thiện toàn bộ thì nên nâng mũi cấu trúc.
- Người có mũi ít khuyết điểm, trụ mũi vững, cấu trúc mũi ổn định, đầu mũi không quá to thì nên thực hiện nâng mũi bán cấu trúc.
- Phương pháp nâng mũi bằng mỡ trung bì sẽ phù hợp hơn với những đối tượng muốn sửa mũi bị hỏng do phẫu thuật và đang trong thời gian đợi nâng mũi trở lại bằng chất liệu độn khác. Còn với người có mũi mới thì nâng mũi bằng mỡ trung bì chỉ áp dụng trong trường hợp mũi có khuyết điểm nhỏ mà thôi.
Còn phương pháp nâng mũi không phẫu thuật cho hiệu quả ngắn, cải thiện được ít khuyết điểm của mũi. Chủ yếu giúp hoàn thiện mũi trở nên thẳng và cao hơn một chút. Lưu ý, phương pháp nâng mũi bằng filler được các bác sĩ chuyên môn khuyến cáo là không nên thực hiện, vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Nếu muốn nâng mũi nhanh chóng thì có thể thực hiện phương pháp nâng mũi bằng chỉ.
Nâng mũi phẫu thuật sẽ cho hiệu quả cao và lâu dài hơn. Trong đó, nâng mũi cấu trúc sẽ giúp nâng cao sống mũi và chỉnh sửa được các khuyết điểm khác như cánh mũi to, mũi lệch,….
Tại sao nên nâng sống mũi?
Chiếc mũi nằm ở vị trí trung tâm và có độ dài chiếm khoảng ⅓ chiều dài gương mặt nên bộ phận này chính này rất quan trọng, tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ cho tổng thể. Một chiếc mũi có sống mũi thẳng sẽ giúp gương mặt trở nên thanh tú, quyến rũ và đầy sức hút.
Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật nâng mũi ngày nay giúp cải thiện khuyết điểm mũi thấp, tẹt, một cách nhanh chóng, hiệu quả và trông thật tự nhiên. Phẫu thuật nâng mũi cũng được Bộ Y Tế cho phép thực hiện, do đó đây là phương pháp làm đẹp an toàn, ít rủi ro và mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Việc nâng sống mũi giờ đây chỉ phụ thuộc vào nhu cầu làm đẹp và khả năng tài chính của mỗi người. Với những người làm việc cần nhiều yếu tố ngoại hình thì nâng sống mũi là điều nên cân nhắc thực hiện.
Những điều cần tránh khi nâng sống mũi
Một chiếc mũi đẹp cần phải hài hòa với tổng thể khuôn mặt, không phải cứ cao và thẳng là tốt nhất. Do vậy, mọi người cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp nâng mũi cho mình, cần lưu ý tránh làm những điều sau khi nâng sống mũi.
Không kéo đầu mũi quá dài
Việc kéo dài đầu mũi còn tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của mũi cũng như phương pháp thực hiện. Nếu người có mũi thấp, tẹt, hếch mà cố tình kéo dài mũi bằng phương pháp nâng mũi thông thường thì sau này sẽ có nguy cơ bị sụp xuống hoặc lộ sống mũi.
Không nâng mũi quá cao
Nâng mũi quá cao sẽ khiến da vùng mũi bị kéo căng, siết chặt sụn quá mức sẽ gây ra tình trạng chèn mạch máu, máu khó đi qua để nuôi sụn (sụn tự thân), dẫn đến sụn bị teo đi. Bên cạnh đó, nâng mũi quá cao có nguy cơ bị lệch, vẹo và lộ sóng mũi sau một thời gian thực hiện.
Không nâng sống mũi khi có xương sống mũi quá gồ ghề, to bè
Nếu mũi có phần sống gồ bè to mà cứ thế đặt sụn mũi lên thì sẽ khiến chiếc mũi trông cứng nhắc, to thô, giả tạo và không tạo vẻ đẹp như mong muốn. Vì thế, với những người có khuyết điểm này thì nên mài gồ, sửa xương bè trước rồi mới kết hợp nâng mũi.
Không nghe quảng cáo “nâng mũi giá rẻ”
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ đang ngày càng phổ biến nhưng mọi người cần hết sức cảnh giác với các chiêu trò quảng cáo. Những ca phẫu thuật nâng mũi phải được thực hiện tại cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động của Bộ Y Tế, các bác sĩ chuyên môn cũng phải có chứng chỉ hành nghề, đảm bảo tốt quy trình và tiêu chuẩn y khoa. Không nâng mũi tại các Spa, thẩm mỹ viện chui để phòng tránh rủi ro.
Trên đây là bài viết chia sẻ về nâng sống mũi để mọi người tham khảo. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ nâng mũi, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc thông qua hotline 1900.1920 để nghe các chuyên viên tư vấn chi tiết.