Phun môi được nhiều người lựa chọn để biến đôi môi nhợt nhạt, thâm sạm trở nên hồng hào, tươi tắn mà không cần tô son. Vậy có nên đi phun môi không? Phun môi có ảnh hưởng gì? Chăm sóc như thế nào để lên màu đẹp? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.
Phun môi là gì?
Phun môi được coi là giải pháp cho các chị em sở hữu đôi môi tươi tắn, rạng ngời, hồng hào mà không cần tô son. Ở phương pháp này, chuyên viên kỹ thuật sẽ sử dụng bút phun có gắn đầu kim siêu nhỏ để đưa mực vào dưới lớp thượng bì. Sau khoảng 3 ngày môi sẽ bong vảy dần dần và lên màu theo lựa chọn mong muốn trước đó. Hiệu quả thường kéo dài khoảng 2 – 3 năm và sẽ nhạt dần đi sau một khoảng thời gian.
Quy trình xăm môi thường được tiến hành theo 5 bước tiêu chuẩn sau:
- Bước 1: Thăm khám, tư vấn phương pháp và màu xăm phù hợp dựa theo tình trạng môi, màu da, mong muốn của người đi phun.
- Bước 2: Làm sạch và ủ tê khoảng 15 – 20 phút giúp quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi, không đau, không khó chịu.
- Bước 3: Đo vẽ, xác định khuôn môi phù hợp với tỷ lệ khuôn mặt.
- Bước 4: Thực hiện khử thâm môi và sử dụng thiết bị chuyên dụng để đưa mực xăm vào môi, giúp đôi môi sáng hồng, tươi tắn mà không gây tổn thương sâu.
- Bước 5: Kết thúc quá trình phun môi, hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
Ưu điểm và nhược điểm của phun môi
Phương pháp thẩm mỹ nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phun môi thẩm mỹ cũng vậy. Việc nắm được điều này sẽ giúp mọi người có thêm nhiều căn cứ để đưa ra quyết định làm đẹp một cách chính xác hơn. Hãy cùng điểm qua những mặt ưu – nhược điểm của phun môi.
Ưu điểm của phun môi
- Màu sắc lên sắc nét, tươi tắn: Phun môi giúp môi lên màu sắc nét, tựa như son (tùy theo mức độ yêu cầu lên màu đậm hay nhạt của từng người).
- Tăng tính thẩm mỹ: Đôi môi nhợt nhạt, thâm sạm sẽ được cải thiện trở nên hồng hào, tươi tắn, nâng tầm nhan sắc cho cả gương mặt thêm rạng ngời và đầy sức sống hơn.
- Tăng sự tự tin: Nếu như đôi môi kém sắc khiến bạn cảm thấy ngại ngùng, luôn phải tô son mỗi khi ăn uống xong, thì phun môi sẽ giúp bạn luôn tự tin với đôi môi đã được phủ màu.
- Tiết kiệm thời gian: Sau khi phun môi, bạn sẽ không cần phải để ý quá nhiều vào việc “tạo nét” cho đôi môi, giảm thời gian trang điểm. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người bận rộn hoặc lười tô son.
Nhược điểm của phun môi
- Môi có thể bị sưng, tều sau quá trình phun.
- Đối với tình trạng môi không đều màu hoặc viền môi bị thâm nặng thì cần khử thâm trước khi phun thì màu mới lên chuẩn.
- Để màu lên đúng chuẩn và dáng môi sau phun nét chuẩn đòi hỏi chuyên viên phun xăm phải có trình độ cao và tay nghề vững.
- Các biến chứng xấu có thể xảy ra nếu thực hiện tại cơ sở làm đẹp chất lượng kém như màu lên không chuẩn, tăng sắc tố môi, sưng tấy, nhiễm trùng, sẹo xấu…
- Khó thay đổi, linh hoạt màu môi như khi dùng son.
Những nguy cơ thường gặp sau khi phun môi
Sau khi phun môi, mặc dù mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho đôi môi, nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nếu không được thực hiện tại cơ sở uy tín và tuân thủ đúng quy trình. Dưới đây là những nguy cơ thường gặp sau khi phun môi:
- Nhiễm trùng: Dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng là sưng đỏ, đau nhức, mưng mủ, chảy dịch, có thể kèm theo sốt. Nguyên nhân là do dụng cụ, kim xăm không được tiệt trùng kỹ lưỡng, môi trường làm việc không đảm bảo vệ sinh. Hậu quả để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí có thể lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, C, HIV,…
- Dị ứng mực xăm: Cơ thể có phản ứng dị ứng với thành phần của mực xăm khiến cho sưng đỏ, ngứa, nổi mẩn, bong tróc. Màu môi không đều, thậm chí gây biến dạng môi.
- Môi bị sẹo: Do kỹ thuật phun xăm không đảm bảo, tổn thương quá sâu lớp da, hoặc cơ địa dễ hình thành sẹo, dẫn đến hình thành các vết sẹo lồi, lõm, làm mất thẩm mỹ.
- Màu môi không đều, lệch màu: Đây là một trong những dấu hiệu phun môi bị hỏng, do kỹ thuật viên tay nghề kém, mực xăm không chất lượng, hoặc cơ địa của mỗi người. Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đôi môi.
- Môi bị thâm: Do mực xăm không tương thích với màu da, kỹ thuật phun xăm không đều hoặc cơ địa dễ bị thâm.
- Môi bị khô, nứt nẻ: Do môi bị tổn thương trong quá trình phun xăm hoặc do không chăm sóc môi đúng cách.
Nên phun môi hay cấy môi sinh học?
Cấy môi sinh học là sử dụng máy móc hiện đại và đầu kim siêu nhỏ để đưa các dưỡng chất, màu mực tự nhiên vào môi, không gây tổn thương đến lớp biểu bì, giúp môi căng mọng tự nhiên và màu sắc tươi tắn, đều màu, mềm mịn, trẻ hóa đôi môi.
Còn phun môi là sử dụng máy hoặc bút xăm để đưa mực vào sâu dưới lớp thượng bì môi, tạo nên màu sắc và hình dáng mong muốn. Phương pháp này tác động sâu hơn vào lớp biểu bì so với cấy môi sinh học. Tạo màu sắc môi rõ nét, bền màu, có thể điều chỉnh hình dáng môi.
Như vậy, cả cấy môi sinh học và phun môi đều giúp cải thiện màu sắc và hình dáng đôi môi. Nhưng mỗi phương pháp lại có điểm khác biệt đáng kể. Việc lựa chọn cấy môi sinh học hay phun môi phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của mỗi người. Nếu bạn ưu tiên vẻ đẹp tự nhiên, ít đau và muốn cải thiện độ ẩm cho môi, cấy môi sinh học là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu bạn muốn có màu môi rõ nét, bền màu và có thể điều chỉnh hình dáng môi, phun môi sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Sau khi phun môi nên ăn gì, uống gì để lên màu đẹp?
Việc lựa chọn thực phẩm và đồ uống sau khi phun môi rất quan trọng để giúp môi lên màu đẹp và nhanh chóng lành lại. Theo đó, mọi người không nên chủ quan mà hãy chú ý những điều sau đây.
Những thực phẩm nên ăn
- Bổ sung nhiều trái cây để giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, làm sáng màu môi, bổ sung độ ẩm cho môi căng mọng như cam, dâu tây, bơ, nước dừa,…
- Uống nhiều nước duy trì độ ẩm cho môi và giúp cơ thể đào thải độc tố.
- Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…
Những thực phẩm cần tránh
- Thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng và làm chậm quá trình lành thương của môi.
- Tránh đồ uống có ga, rượu bia, cà phê gây mất nước, làm khô môi và ảnh hưởng đến màu mực.
- Kiêng thực phẩm chứa nhiều đường, đồ nếp, trứng, hải sản 2 tuần.
- Kiêng thịt bò, rau muống trong 2 – 3 tháng vì có thể gây sẹo lồi, dị ứng.
Những điều cần lưu ý sau khi phun môi
Bên cạnh chế độ ăn uống thì việc lưu ý những thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc cũng rất quan trọng, góp phần lưu giữ màu môi bền đẹp và an toàn.
- Sử dụng thuốc và kem bôi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh môi nhẹ nhàng bằng tăm bông và nước muối sinh lý hằng ngày.
- Hạn chế các tác động mạnh và không cần thiết trên môi như cười lớn, sờ tay, hôn môi,…
- Hạn chế để môi dính nước và bụi bẩn trong 3 ngày đầu.
- Kiêng đánh răng ít nhất 1 tuần, thay vào đó có thể vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước muối sinh lý.
- Không dùng mỹ phẩm và các sản phẩm tẩy rửa lên môi trong khoảng 1 tuần.
- Uống đủ nước và thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp.
- Không sử dụng chất thích như cà phê, bia, rượu, thuốc lá,…
- Để lớp vảy bong tự nhiên, không tự ý bóc hoặc cạy vảy.
- Tránh để môi tiếp xung với ánh nắng mắt trời (tia UV).
- Tái khám theo lịch đã hẹn trước với bác sĩ.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về phương pháp phun môi để mọi người tham khảo, từ đó có thêm căn cứ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ thẩm mỹ môi, vui lòng liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.1920 của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để nghe các chuyên viên tư vấn chi tiết.