Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi có sao không? Khắc phục như thế nào?

Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là một biến chứng nghiêm trọng, vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Làm sao để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.

Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi có sao không?

Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi là biến chứng thường gặp của việc thẩm mỹ tại cơ sở thiếu uy tín. Đây là một biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây biến dạng mũi, vùng da lòi sụn sẽ bị nhiễm trùng, có thể dẫn tới hoại tử, để lại sẹo vĩnh viễn. Để phát hiện kịp thời lòi sụn sau khi nâng mũi trước khi xảy ra tình trạng xấu hơn thì mọi người cần lưu ý một số dấu hiệu sau:

  • Mũi sưng đỏ kéo dài hơn 1 tháng sau khi nâng, hoặc mũi nâng đã lâu mà bắt đầu triệu chứng sưng đỏ ở đầu mũi thì đây cũng là biểu hiện của việc lòi sụn.
  • Mũi đau nhức liên tục, chảy dịch, khó chịu là dấu hiệu của sụn đang lòi ra.
  • Sụn lộ rõ dưới da, có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận rõ phần sụn cứng dưới da mũi.
  • Vùng mũi xuất hiện mủ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi.

Nguyên nhân khiến nâng mũi bị lòi sụn bên trong

Nâng mũi bị lòi sụn bên trong mũi có nguyên nhân chính là do kỹ thuật nâng mũi kém hoặc chăm sóc hậu phẫu không đúng cách, cụ thể bao gồm:

Sử dụng sụn kém chất lượng

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lòi sụn bên trong mũi là do sử dụng vật liệu sụn không đạt chuẩn, gây kích ứng và bị đào thải. Sụn nhân tạo không đủ mềm mại, kích thước quá lớn, không ôm sát vào mũi, lâu ngày sẽ làm mòn da và trôi xuống dẫn đến lòi sụn. 

Bác sĩ thiếu chuyên môn

Kỹ thuật phẫu thuật của bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo kết quả thẩm mỹ an toàn và lâu dài. Nếu bác sĩ không có trình độ, không có kinh nghiệm, không nắm vững kỹ thuật nâng mũi, đặt sụn không đúng vị trí hoặc tạo hình sụn quá dày sẽ dẫn đến lòi sụn và còn nhiều biến chứng khác nữa. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình nâng mũi, bác sĩ thao tác sai kỹ thuật sẽ gây tổn thương cấu trúc mũi, dẫn đến sụn bị lệch, trồi ra ngoài.

Chăm sóc hậu phẫu thuật không đúng cách

Chăm sóc không đúng cách sau phẫu thuật cũng là ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả. Việc không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu, chẳng hạn như vệ sinh mũi sai cách hoặc vận động mạnh quá sớm, đều có thể làm tăng nguy cơ lòi sụn. Do đó, khi nâng mũi xong, mọi người cần chăm sóc mũi cẩn thận, tuân theo những lưu ý của bác sĩ chuyên môn để tránh biến chứng gây ảnh hưởng đến mũi.

Da mũi quá mỏng

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì tình trạng lòi sụn trong mũi có thể do cơ địa của người nâng. Những người có da mũi quá mỏng sẽ có nguy cơ bị lòi sụn cao hơn, đặc biệt nếu sụn nhân tạo được sử dụng quá dày hoặc không tương thích với cơ thể. Với những người có da mũi mỏng không nên nâng quá cao, chỉ nên nâng một mức vừa phải nhìn tự nhiên và bọc thêm sụn đầu mũi để bảo vệ đầu mũi, tránh tình trạng bóng đỏ, lộ sống mũi và tụt sụn.

Nâng mũi bị lòi sụn trong mũi phải làm thế nào?

Nâng mũi bị lòi sụn bên trong cần được xử lý kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc, khi gặp tình trạng này, mọi người hãy thực hiện theo những điều sau:

  • Tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh, cắt bỏ hoặc cố gắng đẩy sụn vào trong. Việc tự ý xử lý có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng hoặc biến dạng mũi.
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa: Ngay khi phát hiện dấu hiệu lòi sụn, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ lòi sụn và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
  • Phẫu thuật sửa lại mũi: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc phẫu thuật sửa lại mũi là cần thiết để thay thế hoặc loại bỏ phần sụn đã bị lòi. Quá trình này có thể bao gồm việc sử dụng sụn tự thân từ cơ thể để tăng độ tương thích và giảm nguy cơ lặp lại biến chứng.
  • Chăm sóc đúng cách: Sau khi được phẫu thuật sửa chữa, việc chăm sóc mũi đúng cách là yếu tố quyết định giúp bạn tránh tình trạng lòi sụn tái diễn. Một số gợi ý chăm sóc bao gồm: Tránh va chạm mạnh vào vùng mũi; vệ sinh mũi theo hướng dẫn của bác sĩ; tránh sử dụng mỹ phẩm hoặc các sản phẩm không an toàn trong thời gian hồi phục.

Để tránh tình trạng nâng mũi bị lòi sụn trong mũi và muốn sở hữu sống mũi đẹp thì điều quan trọng nhất chính là lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, đảm bảo loại sụn có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt, bác sĩ thực hiện phải có giấy phép và chuyên môn cao. Trước khi nâng mũi, hãy tìm hiểu kỹ quá trình cũng như phương pháp phù hợp để hạn chế tối đa biến chứng. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nâng mũi, vui lòng kết nối trực tiếp tới hotline 1900.1920 của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc để nghe chuyên viên tư vấn chi tiết.

bình luận/comment

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

hotline
Liên hệ hotline
Giải đáp miễn phí mọi thắc mắc
của khách hàng 24/7
dat-lich
Đặt lịch tư vấn trực tiếp
miễn phí 100%
cùng các chuyên gia
hàng đầu tại Thu Cúc