Botox vốn “nổi danh” với khả năng xóa nhăn, thu gọn hàm, giúp trẻ hóa. Thực hư mức độ an toàn của botox như thế nào? Tiêm botox có hại không? Ai không nên tiêm botox? Để hiệu quả cao, tránh rủi ro thì mọi người cần hiểu rõ về phương pháp này. Mời tham khảo chia sẻ trong bài viết của Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc.
Tiêm botox là gì?
Trước khi vào tìm hiểu tiêm botox có hại không thì mọi người cần hiểu rõ bản chất của botox và điều kiện để phương pháp này được áp dụng. Botox (Botulinum toxin) là một loại protein tinh khiết được chiết xuất từ vi khuẩn Clostridium botulinum, được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA chứng nhận mức độ an toàn dùng trong thẩm mỹ. Khi tiêm vào cơ, botox sẽ tạm thời làm tê liệt các dây thần kinh, ngăn chặn các tín hiệu thần kinh đến cơ, giảm đi các hoạt động co bóp của cơ. Điều này giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và các đường nét cứng nhắc trên khuôn mặt.
Tiêm botox là phương pháp sử dụng kim siêu nhỏ để đưa botox vào đúng vùng cơ xác định để đạt tác dụng mong muốn mà không cần động chạm dao kéo, quy trình tiêm botox diễn ra nhanh chóng.
Các vùng tiêm tiêm botox: Nếp cau mày, nếp nhăn trán, nếp chân chim, thon gọn hàm, nếp nhăn cổ, khóe cười, hở lợi, điều trị tăng tiết mồ hôi.
Botox dùng trong thẩm mỹ là loại A, mang đến rất nhiều công dụng làm đẹp, nếu sử dụng đúng liều lượng và đúng cách thì sẽ đem lại giá trị thẩm mỹ rất cao. Đây được xem là phương pháp trẻ hóa hiệu quả, cụ thể:
- Xóa nếp nhăn: Khi cười, nói, cau có, khó chịu,… các cơ ở đây sẽ hoạt động và tạo nên nếp nhăn, với tần suất quá nhiều thì theo thời gian các nếp nhăn này sẽ in hằn sâu hơn, trở thành nếp nhăn tĩnh. Tiêm botox giúp xóa bỏ những nếp nhăn động ở vùng trán, vết chân chim, nếp nhăn cau mày,… làm chậm các dấu hiệu lão hóa trên gương mặt.
- Trẻ hóa toàn diện: Botox giúp thu nhỏ lỗ chân lông, đem lại làn da căng mịn hơn. Từ đó giúp gương mặt trẻ trung hiệu quả.
- Thu gọn hàm: Phù hợp với người có xương hàm bạnh, vuông, to, gương mặt bị lệch. Botox được tiêm trực tiếp vào cơ nhai sẽ làm giảm hoạt động của cơ này, giúp cho khuôn mặt thon gọn và nhỏ nhắn hơn.
- Điều trị cười hở lợi: Botox được tiêm vào phần cơ nâng môi trên và cơ nâng môi trên cánh mũi, làm giảm sự co cơ nâng ở vị trí này, giúp môi không bị kéo lên quá cao, tránh làm lộ nướu.
- Điều trị tăng tiết mồ hôi: Botox ngăn sự phóng thích của acetylcholine – dây thần kinh giao cảm kích thích các tuyến mồ hôi, giúp ngưng tiết mồ hôi trên cơ thể. Đặc biệt, tiêm nhiều lần có thể giúp giảm tiết mồ hôi trong thời gian dài, thậm chí là khỏi vĩnh viễn.
Ai không nên tiêm botox?
Với hàng loạt ưu điểm như đã kể ra, dễ hiểu tại sao tiêm botox lại được ưa chuộng đến vậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để thực hiện phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật này. Để tránh những rủi ro không đáng có, mọi người cần loại trừ trường hợp bản thân thuộc đối tượng chống chỉ định. Dưới đây là một số đối tượng không nên tiêm botox:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Botox có thể ảnh hưởng đến thai nhi và em bé bú mẹ.
- Người có bệnh lý thần kinh cơ, bệnh nhược cơ (hội chứng Myasthenia gravis).
- Người có vấn đề về đông máu: Botox có thể gây chảy máu nhiều hơn ở những người có vấn đề về đông máu.
- Người bị nhiễm trùng tại vùng tiêm: Việc tiêm vào vùng da bị nhiễm trùng có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người dị ứng với thành phần của botox: Nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của botox thì không nên tiêm.
- Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu: Thuốc làm loãng máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu sau khi tiêm.
- Người có bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh mãn tính,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm.
Tiêm botox có hại không?
“Tiêm botox có hại không?” vẫn luôn là trăn trở của rất nhiều người. Như đã nhấn mạnh, botox được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chứng nhận về mức độ an toàn, nên về bản chất thì chúng không gây hại, không gây nguy hiểm cho da và sức khỏe. Tiêm botox đem lại hiệu quả thẩm mỹ tích cực và nhanh chóng, song, cũng giống như tiêm filler chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định, tiêm botox chỉ duy trì được khoảng 6 tháng, sau đó sẽ tự đào thải và vùng tiêm sẽ quay trở về vẻ ban đầu.
Và để tiêm botox đạt kết quả đẹp và an toàn thì mọi người lưu ý, chỉ thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ có uy tín, nguồn gốc botox rõ ràng và chất lượng cao, bác sĩ có trình độ chuyên môn và điều kiện phòng khám vô khuẩn. Tuyệt đối không nên chủ quan, tự tiêm khi không có kiến thức hoặc tiêm botox tại các thẩm mỹ viện không có giấy phép hoạt động.
Các biểu hiện thường gặp sau khi tiêm botox
- Tiêm botox bị sưng: Sau khi tiêm botox xong có thể bị đau đầu, đau nhức tại vị trí tiêm, nhưng nếu sau nhiều ngày mà không thuyên giảm, kèm theo biểu hiện khác như sốt, buồn nôn, viêm,… thì cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.
- Đau nhức: Cảm giác khi tiêm botox sẽ hơi giống như bị kim châm, rất nhẹ và nhanh chóng qua đi. Tùy vào trường hợp và mong muốn có thể sử dụng thuốc tê tại chỗ để giảm cảm giác đau và sẽ giảm dần trong vòng 1 – 2 ngày.
- Bầm tím vùng tiêm.
- Đau đầu: Đau đầu nhẹ là một tác dụng phụ khá phổ biến, có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện tình trạng này.
- Khô mắt: Botox có thể ảnh hưởng đến tuyến lệ, gây ra tình trạng khô mắt. Bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để khắc phục.
Biểu hiện bất thường sau khi tiêm botox
- Sụp mí hoặc lông mày: Botox được tiêm quá gần vùng mắt, tiêm quá liều dẫn tới sụp mí.
- Tiêm botox gọn hàm cười bị đơ: Gương mặt đơ cứng, cười khó khăn là dấu hiệu của việc tiêm sai vị trí, dẫn đến cười bị đơ, thậm chí là làm liệt cơ mặt.
- Biến dạng khuôn mặt: Tiêm quá liều, tiêm sai kỹ thuật dẫn đến biến chứng nghiêm trọng làm khuôn mặt bị biến dạng, mặt lệch, mắt sụp mí, môi lệch, méo miệng,….
- Nhiễm trùng, áp xe: Dụng cụ không được sát khuẩn, môi trường phòng tiêm không đảm bảo vô trùng gây ra tình trạng nhiễm trùng, nếu không xử lý kịp sẽ dẫn đến hoại tử, áp xe. Khi đó sẽ cần phải điều trị lâu dài và ảnh hưởng đến cả tính thẩm mỹ của gương mặt.
Tiêm botox kiêng ăn gì?
Sau khi tiêm botox, để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, mọi người nên lưu ý đến chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống nên hạn chế hoặc tránh.
Thực phẩm nên tránh:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Các loại đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga có thể làm tăng quá trình viêm và ảnh hưởng đến hiệu quả của botox.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản, muối, đường có thể gây ra tình trạng sưng viêm và làm giảm hiệu quả của botox.
- Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay nóng có thể kích thích da và gây ra tình trạng đỏ, sưng.
- Thức ăn cứng: Các loại thức ăn cứng, khó nhai có thể làm tăng áp lực lên vùng tiêm botox, gây đau và ảnh hưởng đến hiệu quả.
- Thực phẩm chứa nhiều muối: Muối có thể làm tăng huyết áp và gây phù nề, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
- Thực phẩm gây dị ứng: Nên tránh các loại thực phẩm mà bạn dễ bị dị ứng để tránh các phản ứng không mong muốn.
- Rượu bia, cà phê: Các chất kích thích này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của da.
Thực phẩm nên ưu tiên:
- Rau xanh: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho da.
- Trái cây tươi: Cung cấp nước và chất chống oxy hóa giúp da khỏe mạnh.
- Nước lọc: Giúp cơ thể đào thải độc tố và duy trì độ ẩm cho da.
- Thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, bún,…
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc tiêm botox có hại không để mọi người tham khảo. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến dịch vụ tiêm botox, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Bệnh viện Thẩm mỹ Thu Cúc thông qua hotline 1900.1920 để được nghe chuyên viên tư vấn.